Doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả thì cần phải có những quy trình bán hàng cụ thể, chi tiết. Một quy trình bán hàng tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Vậy quy trình bán hàng của doanh nghiệp như thế nào thì mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Quy trình bán hàng của doanh nghiệp
Quy trình bán hàng trong doanh nghiệp là rất quan trọng. Đối với mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được một quy trình bán hàng riêng. Mục đích là phù hợp với loại hình kinh doanh, đặc điểm, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mình. Việc doanh nghiệp đưa ra một quy trình bán hàng tốt giúp cho việc phát triển có một hướng đi đúng. Qua đó, thúc đẩy linh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thực tế, quy trình bán hàng của hầu hết các doanh nghiệp thường theo thứ tự sau:
- Báo giá
- Đơn đặt hàng
- Phiếu xuất hàng
- Phiếu thu
Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng các thứ tự trên thì doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc kiểm tra. Đồng thời, giúp kế toán dễ dàng hơn trong việc theo dõi sổ sách và hàng hóa. Hoặc những vấn đề xảy ra tại khâu nào để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Các bước trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp
Quy trình bán hàng của doanh nghiệp đều thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1. Khi doanh nghiệp có khách hàng đặt mua sản phẩm với số lượng vừa và nhỏ. Thì phòng kinh doanh sẽ gửi cho khách hàng một bảng báo giá chi tiết cho đơn vị mua hàng. Việc này, giúp đơn vị mua hàng có thể nắm được và đặt mua đúng sản phẩm mà mình cần.
Bước 2. Sau khi đơn vị mua hàng nhận được bảng báo giá của doanh nghiệp. Thì để có lợi cho cả bên mua và bên cung cấp, thì hai bên cần phải thống nhất bảng báo giá sao cho phù hợp nhất có thể. Bên cạnh đó, đơn vị mua hàng cần phải gửi cho doanh nghiệp bảng chi tiết về số lượng, mã mặt hàng và quy cách của mặt hàng cần sử dụng.
Bước 3. Sau khi doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng của đơn vị mua hàng. Thì điều đầu tiên, doanh nghiệp cần phải kiểm tra hàng hóa trong kho có đủ số lượng cung cấp đủ theo đơn hàng và có đúng mẫu mã của bên mua hay không.
Bước 4. Sau khi kiểm tra xong.
Nếu các mặt hàng đủ cung cấp cho bên mua thì doanh nghiệp bàn giao hàng hóa theo đúng trong yêu cầu, hóa đơn và các giấy tờ có liên quan.
Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp đơn vị mua hàng không hài lòng về sản phẩm. Đơn vị mua hàng có thể trả lại cho doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp sẽ tiền hàng nhập lại số lượng hàng hóa không đúng quy cách chất lượng. Do đó, với một quy trình bán hàng được định sẵn sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi dễ dàng các khâu trao đổi hàng hóa.

Bài viết trên đây, là quy trình bán hàng của doanh nghiệp ở trong tất cả mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến phần mềm quản lý bán hàng. Công cụ này giúp cho các doanh nghiệp có quy trình bán hàng chuyên nghiệp hơn, từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.