Hạch toán phụ thuộc và độc lập là dành cho các chi nhánh. Nhưng hạch toán phụ thuộc và độc lập khác nhau như thế nào? Bài viết này Hiếu sẽ hướng dẫn cho các bạn kế toán cách phân biệt giữa 2 loại này nhé.
Hạch toán phụ thuộc và độc lập
Hạch toán phụ thuộc và độc lập đều là cách hạch toán dành cho các chi nhánh. Do các quy định cụ thể ở từng chi nhánh của mỗi công ty. Vậy làm sao để kế toán phân biệt được hạch toán phụ thuộc và độc lập?

Đối với hạch toán phụ thuộc và độc lập có những nội dung giống và khác nhau dễ phân biệt như sau:
Hạch toán phụ thuộc và độc lập giống nhau:
- Bộ máy nhân sự đều là do công ty mẹ tổ chức, lập ra
- Vốn kinh doanh là vốn chung của công ty
- Xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Cũng là của công ty sau khi nộp thuế
- Mọi hoạt động của chi nhánh đó đều phải theo chủ trương hay ủy quyền của công ty mẹ.
- Kê khai thuế GTGT thì kê khai độc lập với công ty
Điểm khác nhau giữa hạch toán phụ thuộc và độc lập:
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
- Sẽ chuyển các số liệu, chứng từ doanh thu và chi phí về công ty để kê khai. Và sau đó là quyết toán thuế TNDN tại trụ sở chính của mình nếu là chi nhánh cùng tỉnh.
- Kết hợp số liệu của các chi nhánh cùng công ty và hoạt động của công ty. Để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Số liệu trong sổ sách chi nhánh là một phần của sổ sách của công ty.
- Đơn vị kế toán của chi nhánh là 1 bộ phận phụ thuộc bộ phận kế toán của công ty.
- Với các chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ thì có MST 13 số riêng. Có con dấu, có thể đặt in hóa đơn riêng cho chi nhánh
Chi nhánh hạch toán độc lập:
- Kê khai và nộp thuế GTGT, thuế môn bài và TNDN tại đấy.
- Hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thế ở đấy…
- Chi nhánh có con dấu, có MST riêng 13 số, dùng hóa đơn riêng.
- Kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán.
Trên đây là các kiến thức cơ bản về hạch toán phụ thuộc và độc lập. Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn kế toán